Nương Tựa Tăng thân

Nương tựa Tăng thân chỉ trong ý nghĩ, mà không thực tập hơi thở, bước chân chánh niệm, thì đó chỉ mới ý niệm, chưa phải là thực tập nương tựa Tăng thân, chưa phải sống nương tựa Tăng thân.

Quyết định qua tác pháp yết ma của Hội đồng Tỳ Kheo mà mình thờ ơ bất hợp tác một cách nào đó, đó là một trong những cái cho thấy, mình chỉ có ý niệm nương tựa Tăng thân, là khổ đau có mặt”.

 

Năng lượng dựng Tăng

Huynh đệ chúng ta có cơ hội được sống chung với nhau trong khóa tu Xuất Sĩ này. Khóa tu được tổ chức hàng năm, nhưng đặc biệt lần này có quý thầy, quý sư cô lớn từ các trung tâm khác về tham dự với chúng ta. Năng lượng của khóa tu nhờ đó sẽ giàu có sâu sắc hơn. Nhưng đồng thời, cũng chính thời gian này, những sự kiện đau khổ vẫn đang có mặt trong một số huynh đệ của mình. Đó là một điều tốt, bởi vì khi đau khổ biểu hiện mà mình có một Tăng thân lớn, có những sư anh, sư chị lớn có mặt, thì sự đau khổ đó sẽ dễ được chuyển hóa. Không những chuyển hóa, mà lắm lúc nó lại biểu hiện ra cái hạnh phúc lớn mình không lường trước được.

Vậy thì khi mình gặp một đau khổ nào đó, dù lớn đến mức độ nào mà mình biết cách nương tựa Tăng thân, thì ngay trong lúc mình đang chìm ngập trong đau khổ là mình đã có nẻo ra rồi. Và nẻo ra đó lắm lúc mình không nhận biết được. Khổ đau đó đã đi ra rồi mà mình tưởng chưa, nên mình vẫn tiếp tục đau khổ. Khi mình có đau khổ lớn, mình muốn nương tựa vào Tăng thân để mình có nẻo ra, vậy thì cái căn bản để nương tựa được là cái gì? Mình thấy cái căn bản cần để nương tựa Tăng thân, là hơi thở, là bước chân, là những mình sinh hoạt mỗi ngày thực tập NiệmĐịnhTuệ.

NiệmĐịnhTuệ là năng lượng chính yếu để mình nương tựa Tăng thân một cách cụ thể. Nương tựa Tăng thân chỉ trong ý nghĩ, mà không thực tập hơi thở, bước chân chánh niệm, thì đó chỉ mới ý niệm nương tựa Tăng thân, chưa thật sự nương tựa Tăng thân, chưa có phẩm chất nương tựa Tăng thân. Cho nên mình vẫn tiếp tục đau khổ. Nhưng mà không sao. Tuy mình chỉ mới có ý niệm mà chưa sống được với, nhưng ý niệm là “vẫn một lòng nương tựa Tăng thân”, thì năng lượng Tăng thân bằng rất nhiều cách sẽ bảo hộ, che chở và đưa mình ra khỏi vòng xoáy của khổ đau. Giả sử có những trường hợp ai đó trong huynh đệ mình gặp những tai nạn lớn, thương tổn thân và tâm, thì vị đó vẫn được Tăng thân che chở, bảo hộ đưa ra khỏi vòng xoáy của khổ đau, dù rằng vị đó không biết. Vị đó có thể thất vọng, tuyệt vọng, nhưng mà năng lượng Tăng thân vẫn có đó cho bạn tu đang đau khổ của mình.

Năng lượng Tăng thân vẫn luôn luôn có nơi mình vì mình là thành viên của Tăng thân. Cho nên trong đường hướng của chúng ta đang thực tập, vấn đề nương tựa Tăng thân tức dựng Tăng rất là thiết yếu. Sư Ông dạy chúng ta: “Không có một năng lượng nào tốt hơn là năng lượng dựng Tăng. Không có một sự nghiệp nào lớn hơn sự nghiệp dựng Tăng”. Dựng Tăng tức là xây dựng Tăng thân bằng lời dạy cốt lõi của Đức Thế Tôn, cùng nhau sống với nội dung Tương tức, Tương tục, Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, NiệmĐịnhTuệ suốt ngày đêm, gắn bó với nhau như là dòng sông xuôi về biển lớn. Khi mình thực tập thành công ít hay nhiều NiệmĐịnhTuệ thì đó là sự thành đạt của việc đầu tư sự nghiệp dựng Tăng. Chính cái đó bảo hộ cho mình, cứu rỗi giúp mình vượt thoát mọi tình huống khó khăn, dù là khó khăn đến mức độ có thể phải bỏ mạng. Vì sống không phải là vấn đề cốt lõi, chết không phải là điều cần thiết, mà vấn đề là được sống chết trong năng lượng NiệmĐịnhTuệ của mình và của huynh đệ mới là cốt lõi. Cho nên phải đặt vấn đề là mình có năng lượng NiệmĐịnhTuệ trong dòng chảy Niệm – Định – Tuệ của Tăng thân hay không?

Mình hãy luôn nhớ lời Sư Ông dạy: Không mong trời yên biển lặng, chỉ mong cho chân cứng đá mềm”. Đâu phải mình chối bỏ “trời yên biển lặng” nhưng đừng mong đợi, vì mình mong cũng đâu có được. Tu thì được, chứ mong chưa thể có được. Tu thì trời yên biển lặng”, nhưng tu cũng có thể là “hải chấn ”, “địa chấn”. Tu không thể luôn bình lặng được. Cuộc đời này luôn luôn biến động, nên mình đi tu cũng gặp biến động luôn luôn. Năng lượng NiệmĐịnhTuệ sẽ giúp mình “đứng yên trên sóng sạch trần ai”. Đó là con thuyền, là Tam Bảo, là Tăng thân, là Tình huynh đệ bảo hộ cho mình.

Chấp nhận là tiến bộ

Sáng nay Sư Anh xin nghỉ tụng giới để mà chơi”. Nhưng mình chơi, Tăng thân biết mình chơi gì? Và mình xin phép rõ ràng. Mình chơi để có năng lượng cho giờ pháp thoại này, để khi trình diện trước Tăng thân, mình có đủ điều kiện hơn. Mình có quyền chơi trong tình huống đó. Sư Anh qua đây năm năm rồi chưa bao giờ gửi dục trong buổi tụng giới. Đây là lần đầu tiên phải gửi dục. Vì cần thiết chơi, nên gửi dục. Cũng như trong Tăng thân mình, thực tập tùy thuận Tăng thân, nhưng đồng thời mình vẫn có quyền thực tập nói không, phải không? Đâu phải khi nào cũng phải “dạ có đâu. Có đôi khi nói không” là chuyên chở năng lượng Tương Tức, Tương Tục. Năng lượng đó nuôi dưỡng Tăng thân và làm lớn thân tâm của mình, thì sự thực tập nói không đó rất cần thiết. Cũng như thực tập chấp nhận, gánh vác, mà có lúc không gánh vác, là gánh vác bằng cách” biết chơi”.

Có một bạn tu khi còn ở ngoài đời và ngay cả khi vào tập sự thì thấy mình không có tâm đòi hỏi, nhưng khi xuất gia rồi thì tâm đòi hỏi lại có, rất là lạ! Khi tâm đòi hỏi đi lên, vị đó thực tập chấp nhận, tức là tự thấy mình còn đòi hỏi. Ai vụng về mà thấy mình vụng về là thực tập chấp nhận. Chỉ có chấp nhận mới mang sự thực tập mình đi lên. Nếu mình không biết tới, hoặc biết tới mà không chấp nhận, cố đấu tranh để hủy diệt cái tâm đòi hỏi ấy đi, thì đều không tiến bộ được. Dựa trên Niệm – Định – Tuệ, vị đó đã làm gì để chấp nhận? Mỗi lần có ai nhắc nhở mình có tâm đòi hỏi, vị đó ghi lời nhắc nhở ấy vào một cuốn sổ nhỏ. Đấy là thực tập lắng nghe chính mình, biết được cái tâm đòi hỏi của mình; và tiếp nhận lời nhắc nhở một cách thoải mái, ghi lại để lưu tâm thực tập nhiều hơn, đó là lắng nghe người khác. Và khi ghi lời nhắc nhở của người bạn tu vào cuốn sổ, thì một lần nữa mình ý thức hơn mình có yếu kém đó. Tự mình và nhờ bạn, hai cái ấy cộng lại giúp vị đó thấy tâm mình ít đòi hỏi, trách móc một cách dễ dàng hơn. Đó là hoa trái của Niệm – Định – Tuệ, là sống nương tựa Tăng thân, tức là dựng Tăng. Chỉ cần ghi lời nhắc vào cuốn sổ, chỉ cần nhận diện rằng: “Mình có cái đòi hỏi”, thì mình sẽ ít đòi hỏi và bình an biểu hiện liền. Vậy ai có khổ đau, thì nên nhận diện đơn thuần, chánh niệm về nỗi khổ của mình. Và mình tiếp tục nuôi dưỡng năng lượng đó, thì dù thân chưa ra khỏi vòng báo động, nguy hiểm, nhưng tâm mình đã có sức vượt thoát rồi. Chính đó là năng lượng che chở của Tam Bảo, của Tăng thân.

Đau khổ vẫn có đó mà việc dựng Tăng vẫn tiến hành. Không phải đau khổ cản trở công việc dựng Tăng của mình. Vậy huynh đệ ở đây có ai đau khổ thì cứ đau khổ, có gì đâu. Nếu trở về với hơi thở và bước chân thì sự nghiệp dựng Tăng sẽ giúp mình vượt thoát ra khỏi lốc xoáy của khổ đau. Cho nên xin tất cả chúng ta cùng mỉm cười một chút nha, có đau khổ đến ngập trời cũng mỉm cười như hoa Hàm Tiếu.

Sáng nay, trước khi Sư Anh ra đây với đại chúng, Sư Anh thấy có mấy bông hoa Ngọc Lan màu vàng rất đẹp. Sư Anh xá xuống và ý thức: “Xin ngắt một nụ hoa, tặng phẩm của đất trời, hoa là vị Bồ Tát, làm đẹp cho cuộc đời”. Sư Anh mang bông hoa vào cúng Bụt ngay phòng trà Giáo Thọ, để xin Tam Bảo gia hộ cho buổi chia sẻ này.

Đạo Đức Vô Hành

Sư Ông có câu thư pháp: “Ta có là ta – Ta mới đẹp”. Chữ “Ta đây là gì? Trong huynh đệ mình, có vị hiểu rằng: Nếu Tăng thân giao phó cho mình một việc gì đó, mình phục vụ Tăng thân bằng cách vạch ra chương trình, kế hoạch, cùng thảo luận và được sự đồng ý của những người bạn cùng gánh vác công việc với mình, thì cứ thế mà làm. Vì Tăng thân đã ủy thác rồi thì làm thôi. Đó là nguyên tắc, nhưng nếu tu chưa giỏi, mình chưa thấy được tập khí của mình là tập khí ưa có quyền,tâm dễ kẹt vào quyền lực, tâm dễ kẹt này khiến cho việc làm dù đúng và tốt kia có thể phát sanh phản tác dụng, dễ ” đánh mất mình”, và nếu không khéo thực tập thì lại thêm ” gánh nặng” cho bản thân, cho Tăng thân và cho tất cả, nên ‘nguyên tắc ‘ ấy, cần được quán chiếu sâu sắc để khỏi phải ‘ tự đánh mất mình ‘ …

Hồi ở dưới đất cũ có tổ chức ngày Sa Di hafng năm. Sư Anh không biết ngày đó chúng Sa Di sẽ tổ chức như thế nào. Sư Anh đi ra thăm hồ sen, thấy làm một cái cầu khỉ bắc từ bên này sang bên kia hồ. Cầu khỉ không có tay vịn, ở dưới hồ có trải một số giường tre. Sư Anh mới hỏi: Cái này mình chơi gì vậy?”. Các sư em tổ chức trả lời: Dạ chúng con sẽ đi trên cây cầu này không vịn tay, mà nếu có té xuống thì đã có giường tre đỡ rồi. Trò chơi đó được ban tổ chức ngày Sa Di nghĩ ra và thực hiện, được Tăng thân cho phép. Sư Anh mới hỏi: Quý sư cô có đi trên cây cầu này không?”. Các sư em đáp rất vô tư: Dạ có.các sư em là Sa Di nên Sư Anh mới hỏi tiếp: Vậy nếu lỡ quý sư cô té xuống thì sao?” Mình thích đi gần té mới khoái (khoái chí, thích thú), ch đi không té thì không khoái. Cũng như hội chợ vừa rồi ở đây, cũng có làm một cây cầu khỉ trên khô, ai chơi thì đi trên cây cầu khỉ đó mà không vịn gì hết. Có vài người xém té, có người té, nhưng mà khoái lắm! Xém té mà đi qua được thì lại càng khoái hơn. Tổ chức như vậy, khi mình té xuống thì sao? Chưa biết chuyện gì xảy ra, nhưng trước tiên mình sẽ bị ướt hết và như vậy thì thấy thiếu thanh lịch, chưa nói đến những chuyện khác. Cho nên Sư Anh mới nói với ban tổ chức ngày Sa Di: “Thôi, đừng chơi trò này nữa”. May thay là các sư em tổ chức ngày Sa Di hoan hỷ, và cây cầu vẫn để đó, nhưng không sử dụng.

Nếu mình ưa quyền lực, có thể mình sẽ nói: Tăng thân đã giao trách nhiệm rồi mà. Sư Ông có dạy là cái gì đã giao cho tuổi trẻ thì để cho tuổi trẻ làm, người lớn đừng can thiệp vào”. Đúng thật, Sư Ông dạy như thế và mình cũng không can thiệp vào. Nếu Sư Anh can thiệp vào thì Sư Anh sẽ mất phẩm chất của một Sư anh. Bởi vì Sư Anh là người làm điều gì đều nên có phẩm chất không làm”, gọi là đạo đức vô hành. “Không làm gì hết” mới là Sư anh, nhưng không làm gì hết là sao? Các sư em té xuống hồ thì do các sư em nghĩ ra và thực hiện do mình đâu. Hiểu theo thói thường là vậy phải không? Sư Anh cảm thấy cái uy nghi, thanh lịch, văn hóa của Đông Phương, của Việt Nam không cho phép người tu, nhất là nữ tu, chơi những trò chơi như vậy. Và mình biết các anh em mình có thể không biết cái tập khí ưa những gì gay cấn, nên thỉnh thoảng cảm thấy tu trầm trầm, thường thường, thì dường như thiếu sinh khí trẻ trung sinh động, nên mới góp ý thêm. Thế giới bây giờ người ta cũng có những môn thể thao tìm cảm giác mạnh, có lẽ do đói hiểu đói thương. Dân tộc ít người họ cũng bị rơi vào “cái đó“. Những vùng bản làng người dân tộc không có phương tiện đi lại, họ làm cầu treo tự chế, rồi bám trên cái vật gì đó để tuột từ bên này qua bên kia suối, không có bộ phận hãm, thắng gì hết, “may nhờ, ri chịu”, té xuống, chết thôi. Nhưng họ không phải tìm cảm giác mạnh, do họ không có phương tiện qua suối tốt hơn để làm kinh tế. Còn huynh đệ mình thì khác hẳn với cả hai trường hợp vừa nêu.

Mọi việc, Sư Anh chỉ gợi ý vậy thôi, gợi ý bằng tất cả tấm lòng muốn những điều tốt lành cho Tăng thân, cho các sư em của mình và cho Sư Anh thực tập “không bỏ đói Tăng thân”. Nếu các sư em chấp nhận được thì tốt lắm, mà không chấp nhận thì mình không phiền, nhưng mình sẽ tìm ngõ khác. Cái ngõ đó có thể tới gặp một số vị giáo thọ lớn, Sư Anh chia sẻ cái nhìn của mình để cho hội đồng Sư anh, Sư chị lớn thẩm tra lại và quyết định. Sư Anh làm những gì Sư Anh cần làm mà không phiền trách. Bởi vì hiểu được tình trạng, hiểu được vốn liếng còn hạn chế ở các sư em của mình một cách nào đó. Người mới vào tu hễ không được giao việc thì thôi, chứ khi giao việc rồi thì mình thường làm ít bàn bạc, ít hỏi han, dù có lúc biết sai vẫn cố giữ ý của mình. Cái đó có gì đáng trách đâu, nhưng Đạo Đức Vô Hành không có nghĩa là mặc ai muốn làm thì làm, mà cũng không phải ngăn cản bằng chỉ đạo, ra lệnh hay phiền trách, đổ lỗi, chỉ trích. Không! Rất “tự do và trách nhiệm”. Cái đó mới gọi là Đạo Đức Vô Hành. Đạo Đức Vô Hành nếu không chế tác thì làm gì có Đạo Đức, chế tác làm sao để thương yêu, hiểu biết thì đó là Vô Hành. Vô Hành là “Hành vô hành hạnh ”, làhành ch không phải là không thực tập gì hết. Không thực tập, không làm gì hết là vô trách nhiệm. Nhưng làm mà bị kẹt, mà chấp thủ thì trái với “vô tác, vô hành”. Vô tác, vô hành là tự do. Đạo đức vô hành là sống đầy trách nhiệm mà tự do hoàn toàn, đó là thực tập tế hạnh, oai nghi và giới luật có nội dung niệm, định, tuệ. Người xuất sĩ là người thực tập đạo đức vô hành mới thật sự nương tựa Tăng thân.

Ta có là ta, ta mới đẹp

Trong tổ chức của mình, vị lớn nhất trong chúng không phải là lớn tuổi, tu lâu năm. Đương nhiên Sư anh lớn cũng vị lớn nhất trong chúng là vị tu lâu năm, nhưng phải cộng thêm phẩm chất NiệmĐịnhTuệ mà Thầy và Tăng thân thấy được. Như Niệm – Định – Tuệ là sự sống, là sự thật, đâu có cần phải do xuất gia với ai, nhưng trên tương đối thì vẫn phải , làm sao không được. Nếu nói vì sợ trái với vô ngã mà cứ nói không không: Cái đó, cái ông đó…, thì đâu có được. Ông đó là ông nào, lớn hay nhỏ, học tới đâu, mấy tuổi, từ đâu tới. Đó là cái n, nhưng nếu trong lúc nói, người nói có niệm, định, tuệ, thì ‘cái n này là cái ngã liên hệ với vũ trụ một cách mật thiết, chỉ vắng mặt ‘cái riêng chính nó ‘ mà thôi, đó là cái ngã tương tức, tức là vô ngã. ‘Cái ngã’ ấy luôn luôn thay đổi, nhưng không bao giờ trở thành hư vô, gọi là Tương tục. Tương tục là vô thường, tương tức là vô ngã, ‘cái ngã’ vượt thoát ý niệm có – không. Đó là bản ngã đích thực của mỗi người, của mỗi biểu hiện ẩn tàng. Sống được nội dung đó gọi là “Ta có là ta, ta mới đẹp”, chứ không phải cái ta của tập khí, của chấp thủ. Mình lỡ ưa thích quyền lực mà chưa thấy rõ để chuyển hóa nên khi được ủy thác trách nhiệm rồi thì ta phải làm được những gì ta đã vạch ra. Nếu không làm được những gì ta vạch ra, thì ta bị đánh mất ta, ta bị nô lệ“. Đó là cách sống không phải là “Ta có là ta, ta mới đẹp”.

Có những người không được thực tập, không được nuôi dưỡng ước mơ xuất gia của mình về rất nhiều khía cạnh do những nguyên nhân xa gần nào đó. Những huynh đệ này có lẽ nên gần gũi, tham vấn với ai có tu học, có khả năng giúp đỡ, để mình nắm vững và thực tập được cái căn bản như thiền thở, thiền đi. Có phẩm chất thở, đi… thì lúc nào lỡ rơi vào “chút chạnh lòng”, mình mới có cơ may đủ sức nhận diện đơn thuần “chút chạnh lòng” ấy, để nó được chuyển hóa trở thành chất liệu cho mình góp phần vào sự nghiệp dựng Tăng. Lý tưởng xây dựng Tăng thân là nếp sống cần phải sống trong mỗi giây phút bằng Niệm – Định – Tuệ. Ai có được nếp sống ấy rồi thì muốn xây dựng Tăng thân ở đâu cũng được. Còn mình chưa có nếp sống đó mà mình quyết tâm để xây dựng Tăng thân, thì mình có thể thành công gì đó, nhưng đó mới chỉ là cái vỏ không có ruột; và phần lớn sự thành công ấy dễ tan vỡ. Còn nếu mình có phẩm chất lý tưởng này rồi, thì trên đời này không có cái gì đánh vỡ nó được hết. Điều này chính Đức Thế Tôn cho mình biết. Ngài nói rằng: “Không ai hại được Như Lai, trừ Như Lai muốn”. Mà Như Lai là gì? Như Lai là năng lượng tuệ giác tương tức, tương tục. Đó là năng lượng NiệmĐịnhTuệ có nơi mọi loài và cả chúng ta.

Có những huynh đệ sống trong chúng thi thoảng cảm thấy rằng: “Sao không ai yểm trợ mình cả. Không ai hiểu mình hết. Làm cái gì cũng bị áp lực. Mà mình làm đúng chứ phải làm sai đâu mà áp lực nhiều thế”. Thật ra lắm lúc Sư Anh cũng nghĩ như vậy, tại vì mình là con người mà, phải không? Mình đâu có chịu lép vế, lép vế là hèn nhát. Nhưng nếu mình quả thật là người làm đúng thì dù là địa chấn, hải chấn, mình vẫn đủ sức thương cái địa chấn, hải chấn đó mà không thấy bị áp lực, thì lúc đó mình mới đúng. Còn khi nào mình còn cảm nhận rằng không có ai nâng đỡ mình và mình bị lấn lướt quá, mình bị chỉ đạo sai sử quá, thì lúc đó chính là lúc mình thực tập rất yếu. Mà thực tập yếu thì cần phải được nâng đỡ, chứ không thì sẽ nguy hiểm cho chính mình, mà lại còn nguy hiểm cho Tăng thân, cuộc đời cả vũ trụ này nữa.

 

Sư Anh hôm nay còn sống ở đây cũng nhờ có nghĩ lại, chứ không cũng bung” rồi. Không có cách gì mà sống nổi hết. Bung thôi, phải ra đi, ra đi mới thanh thản được. Ở đây ngột ngạt quá! Nhưng mà đi đâu?. Dạ, không biết!“. Một cuộc mạo hiểm vô cùng lớn. Cứ nhắm mắt đi, thà chấp nhận đau thương tràn ngập còn hơn là ngộp thở ở đây. Thỉnh thoảng cũng có những vị rơi vào tình trạng như thế. Cũng như khi mình ở một môi trường phải gặp quá nhiều đau đớn, và phải sống trái với hoài bão xuất gia của mình, cho nên mình rất căng thẳng, rất muốn bỏ đi, nhưng nếu mình luôn nghĩ rằng đau khổ là do từ bên ngoài đưa tới cho mình, thì mình sẽ trôi lăn lâu dài. Vậy thì trước hết mình phải nói với mình rằng: Sở dĩ mình rơi vào tình trạng này là do nhiều nhân duyên đưa tới, nhưng tất cả những điều đó được xuất phát từ thân tâm của chính mình mà không là gì khác. “Lối ra tùy thuộc đường vào nội tâm” là vậy. Cần ghi nhớ và thực tập, dù có trải qua một thời gian lâu dài, cũng nên kiên nhẫn.

Nhng niềm đau nỗi khổ càng dai dẳng mà mình đi ra được trong một lúc nào đó, sẽ cho mình kinh nghiệm về thực tập Niệm Định Tuệ càng lớn. Như có nhiều người bệnh dai dẳng, bệnh liên miên, bệnh đủ thứ, nhưng người đó chịu tu thì cái bệnh đó là điều quý giá vô cùng. Quý lắm, có điều đừng làm cho bệnh để mà thưởng thức, đừng cầu mong mình bệnh để mà thực tập. Xin chớ! Xin chớ, bởi vì sao? Bởi vì bệnh sẵn đó rồi, không cần tạo ra, không cần cầu mong. Bệnh cũng như khổ đau có sẵn đó rồi và nó có mặt cùng khắp, cần gì tạo ra, cần gì cầu mong thêm. Chỉ cần thực tập Niệm Định Tuệ để đón nhận nó trong bất cứ tình huống nào. Cho nên những người từng đau khổ một cách đầy thương cảm như vậy đang có mặt trong khóa tu này, đó là một may mắn lớn mà các vị ở Pakchong này xưa nay không có hoặc chưa có, cũng như ai ở đây bệnh nhiều mà chịu tu, đây là một may mắn lớn mà người lành mạnh không có, hay chưa có. Vậy thì có gì để mình than thở: Ôi chao ôi! Nỗi đau này không biết bao giờ con ra khỏi?!”. Rồi nhiều khi đau khổ quá không muốn chia sẻ với ai, lại có cách sống mà huynh đệ khó tìm ra cách gần gũi, chăm sóc, nên tình huynh đệ lại càng bi thương. Nếu điều này có thật thì chúng ta hãy cùng nhau thực tập đi, thở… sâu sắc hơn, để tự giúp mình và yểm trợ nhau thì cái bi thương ấy được chuyển hóa mà thôi. “Chỉ cần một hơi thở nhẹ, là bao phép lạ hiển bày”. Có điều là mình thở có nổi hay không? Vấn đề là mình thở, chứ không phải cứ đinh ninh rằng vấn đề ấy nặng nề quá đối với mình, phải không? Quan trọng là có thực tập Niệm Định Tuệ hay không. Nếu có thực tập thì không có sự bế tắc tuyệt vọng. Chánh pháp là như vậy.

Nuôi dưỡng hoài bão xuất gia

Mình sống phải có lý tưởng. Người không có lý tưởng thì đâu biết sống thế nào cho có ý nghĩa, phải không? Và Sư Anh tự hỏi: “Lý tưởng là gì?”. Khi tra từ điển thì họ nói: “Cái mục đích cao đẹp nhất mà ta muốn đạt tới đó là lý tưởng”. Và có thể hiểu một cách khác nữa là sự hoàn hảo tốt đẹp như được hình dung – hình dung tức là trong cái đầu của mình, mình hình dung ra cái gì đó; hoặc là được như lý thuyết, vì có những lý thuyết vẽ lên cả chân trời gọi là lý tưởng. Ví dụ như là một mẫu hình lý tưởng, một con người lý tưởng và độ bền lý tưởng. Ví dụ một chiếc xe có độ bền lý tưởng; con người mình, cái thân mình cũng có độ bền lý tưởng, tức là chơi banh không biết mệt mỏi. Đó là từ điển Tiếng Việt. Nhưng trong tuệ giác của Đức Thế Tôn, Sư Anh mới hiểu lý tưởng tức là Bồ Đề Tâm. Mà Bồ Đề Tâm là năng lượng chuyển hóa, độ đời. Bồ đề tâm hay năng lượng chuyển hóa, độ đời là thực tập trong nội dung của tương tức và tương tục, tức là vô ngã, vô thường. Vậy nếu mình chỉ học về nội dung tương tức, tương tục, duyên khởi mà chưa sống được với nó, thì lý tưởng của mình chỉ là ý niệm. Nhưng có người khi học, không phải là ý niệm mà sống được liền. Sống là khác, mà ý niệm là khác. Mình muốn học giỏi chỉ mới là ý niệm; còn mình học giỏi là sự thật, là sống, không phải là ý niệm nữa. Hai cái khác nhau. Mình đi tu đừng nhầm lẫn giữa ý niệm và sự thật. Nhiều khi mình có ý niệm, mình mơ là rất tốt, nhưng mình sống thì ngược lại, nên mình đau khổ hoài và than thở: “Sao mà con muốn sống đẹp như thế, mà con vẫn cứ khổ hoài như vậy?”. Mình đâu có sống, mình chỉ mơ thôi. Cho nên Sư Ông dạy: “Lý tưởng không chỉ là giấc mơ suông, mà lý tưởng là cái được sống, được thành tựu trong từng phút giây, trong từng sát na”.

Khi mình có ý niệm về tương tức, tương tục, vô ngã, vô thường, thì tự nó bắt đầu có sự khiêm cung. Và nhất là khi mình sống thực sự, thì con người mình là năng lượng tương tức, tương tục nên sự khiêm cung biểu hiện đến mức cao nhất. Chính sự sống tương tức, tương tục đó là sự khiêm cung. Hoặc giả trong mình chỉ mới có được cái ý niệm tương tức, tương tục chưa phải là sống hoàn toàn, nhưng đó cũng là động lực để mình thực tập làm biểu hiện ra từ từ cái khiêm cung, một phần phẩm chất của sự thật. Vậy thì lý tưởng là sự thật. Sự thật là tự thân của tương tức và tương tục, do vậy mình đi đâu cũng được, té vào đâu cũng được, vì bản chất của tương tức, tương tục là tự do trong dòng chảy của sự sống. Nếu mình luôn luôn thực tập để sống được với tương tức, tương tục thì mình sẽ biến hầm lửa thành hồ sen. Và đó là nội dung tùy thuận Chúng. Chúng nào? Chúng có năng lượng của Niệm – Định – Tuệ. Mình phải nói là thực tập tùy thuận là tùy thuận Chúng có phẩm chất Niệm – Định – Tuệ của Bát Chánh đạo. Như trong từ điển, nói về lý tưởng là như vậy đó, nó đúng, nhưng nó chỉ mới là ý niệm. Mình không tùy thuận được. Lý tưởng là sự sống hiện thực trong mỗi sát na, mới là lý tưởng của xuất sĩ, con của Đức Thế Tôn.

Sự sống này rất tuyệt vời mà rất cụ thể. Nhưng có vị chưa học, chưa hiểu, chưa thực tập hiệu quả, nên chưa chấp nhận, không chấp nhận. Ví dụ có người nói: “Làm sao vô ngã được, phải có cái gì chứ, không lẽ đời mình là hư vô?”. Chính chấp ngã mới hư vô, còn vô ngã là sự thật, là tất cả. Nó không phải là không, không phải là có, nó vượt thoát mọi ý niệm, đó là Niết Bàn. Vậy khi mình có ý niệm tương tức và tương tục, đó là một bước tiến cần phải có. Trong huynh đệ mình, ai chưa nắm vững được ý niệm này thì phải đầu tư. Nếu mình không có ý niệm này là mình chưa có được cái tối thiểu để trở thành một vị xuất sĩ. Khi mình có cái đó rồi, thì tự nhiên mình nhẹ ra một mức độ. Hễ có là nhẹ liền, mà chưa nhẹ là chưa có. Bởi vì cái bản chất của Pháp là vậy. Pháp là vững chãi, là thảnh thơi, không khác được. Không chạm tới thì thôi, không thưởng thức thì thôi, hễ thưởng thức là năng lượng vững chãi và thảnh thơi biểu hiện ra, chứ không thể không có. Năng lượng vững chãi, thảnh thơi biểu hiện ra để mình kiểm tra rằng mình đi tu thì dễ rồi, mà đã tu chưa? Đi tu dễ tức là mình cố gắng trong mấy tháng thì được xuống tóc, trở thành Sa Di ngay. Tuy nhiên cũng không phải là dễ đối với tất cả mọi người, nhưng không khó lắm. Nhưng xuống tóc rồi chưa hẳn là có phẩm chất thật của người tu đâu, phải được tưới tẩm miên mật tu tập mới có được. Có người xuống tóc là giác ngộ liền là trường hợp của người có duyên sâu.

Khi mình có cái ý niệm về tương tức, tương tục mà chưa sống được, mình có cách thực tập để sống được với nó. Đức Thế Tôn đã chỉ dạy cho mình sự thực tập trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Sư Ông thường khích lệ mình qua hai khía cạnh tiêu biểu là thực tập hơi thở và bước chân. Niệm hơi thở là Kinh Quán Niệm Hơi Thở, là Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, là nội dung của chánh niệm. Mà chánh niệm là chánh niệm của chánh kiến, là nội dung của Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là duyên khởi, là tương tức, là tương tục. Các nội dung này dung nhiếp nhau một cách trọn vẹn, nghĩa là chúng là nhau. Vậy thì mình thực tập từ từ, qua mọi sinh hoạt như là bước chân và hơi thở. Bước chân có Niệm – Định – Tuệ, hơi thở có Niệm – Định -Tuệ. Ăn, nói, làm, chơi, học… đều có Chánh niệm. Cho nên Sư Ông dạy: “Nghe làm sao cho có tuệ, suy tư làm sao cho có tuệ và thực tập làm sao cho có tuệ.”

Nếu mình không nuôi Niệm – Định – Tuệ thì sát na vô thường (một sự biến chuyển cực nhanh không lường trước được), mình rơi tỏm vào lốc xoáy liền lập tức. Chỉ cần một niệm buông lơi “nương tựa Tăng” là nhanh như chớp, mình thờ ơ với các quyết định của Hội đồng tỳ kheo, đầu tàu của Tăng thân. Quyết định của Hội đồng tỳ kheo qua các cách tác pháp yết ma mà mình thờ ơ không hợp tác một cách nào đó, đó là một trong những cái cho thấy mình chỉ có ý niệm nương tựa Tăng thân, là khổ đau có mặt, dù Thầy còn đó hay Thầy đã viên tịch. Chúng ta đều mang Thầy đi về tương lai nên chúng ta thực sự nương tựa Tăng thân. Có bốn Pháp ấn của Làng Mai: thứ nhất là “Đã về đã tới”, thứ hai là “Đi như một dòng sông”, thứ ba là “Thời đế tương tức” và thứ tư là “Sát na dị thục”. Bây giờ hết giờ rồi, Sư Anh chỉ giới thiệu như vậy, huynh đệ nên để tâm tham khảo, quán chiếu và thực tập để cho năng lượng của những Pháp ấn đó lớn lên và mình được nuôi dưỡng trong mỗi sinh hoạt hằng ngày. Bốn pháp ấn đó cũng nằm trong “Cái này có, cái kia có; cái này sinh, cái kia sinh; cái này không, cái kia không; cái này diệt, cái kia diệt” và “Cái này và cái kia là vô lượng”.” Vô lượng là nương tựa Tăng thân”

https://159.223.73.115/