MỤC ĐỒNG XƯA VÀ NAY

Ngày xưa…

Làm nghề nông, bên cạnh anh thợ cày, cô thợ cấy… còn có chú bé mục đồng. Mục đồng là ai nhỉ? Trong gia đình nông dân, thường có sự phân công: “Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa!”, thì đứa con trai lên mười thường giao cho nhiệm vụ cầm roi chăn trâu, như một cách giúp đỡ cha mẹ. Chú bé chăn trâu, được gọi là mục đồng. Nơi các làng quê, nhiều nhà nghèo phải đem đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn gởi cho nhà giàu nuôi làm trẻ chăn trâu thuê. Đây là lực lượng đông đảo trong giới mục đồng nhất.

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

Mãi về đuổi một con diều

Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro.

Công việc hằng ngày của mục đồng là chăn dắt đàn trâu. Sáng ngày, mục đồng dậy sớm lùa trâu ra đồng, giao trâu cho ông thợ cày để nó với ông thợ cày bắt đầu một ngày cày bừa, làm cái công việc nặng nhọc của nhà nông. Việc cày bừa mà gặp phải khi “nông vụ tấn thời” thì phải từ sáng đến chiều tối mới về. Trong khi trâu ra sức cày bừa, thì mục đồng vừa phải chăn dắt mẹ con trâu cái vừa cắt cỏ non nhận đầy giỏ bội đặng kịp chiều về cho trâu ăn. Trâu là loài tham ăn cây lúa non ngoài đồng, là loài hăng máu, không để trâu đánh lộn mà mất sức, trâu là loài mạnh, không để trâu sinh sản quá nhiều mất điều độ, xuống sức… Hằng ngày, chăn dắt trâu mà để trâu đói, để muỗi mòng đốt, đỉa cắn, không sạch sẽ… là lỗi của mục đồng.

Gặp thời buổi nhiễu nhương, kẻ lũ gian lùa bò trộm đông như kiến, mục đồng còn ngày đêm canh giữ, không để trâu bị lùa trộm, vì mất trâu là mất cái đầu cơ nghiệp của nông dân. Mục đồng phải làm lụng tối ngày, vất vả, khổ cực lắm. Trẻ chăn trâu thuê đâu chỉ chăn trâu đâu mà còn phải làm bao việc nào là bế em, xay lúa cho nhà chủ nữa chứ.

Xưa nay, người ta vẫn hay nói “cái thú chăn trâu”. Nói để thi vị hóa chăn trâu khổ có, cực cũng có, nhưng để mô tả về một sự thực cũng có. Thú chăn trâu trước hết phải kể thú cưỡi lưng trâu, vuốt ve đuôi trâu, sờ sừng trâu, đội nón mê như lọng che và ngồi trên lưng trâu thổi sáo rất thú vị và hồn nhiên… Kế đó là đủ thứ trò chơi cùng với nhóm mục đồng cùng lứa tuổi, tập họp lại chín, mười đứa để chia ra hai phe chơi cờ lau tập trận, hát trống, hát đồng dao… Chơi một chỗ chán, kéo nhau đi lùng sục trong các đồi gò, sông suối tìm cảm giác lạ và có một đứa thốt lên rằng: “Đó là vườn Địa Đàng, là thế giới riêng của chúng mình đó!”. Chăn trâu thú vị là thế đấy, mỗi lúc đi học về lại vẫn tranh thủ thời gian một chút để ra đồng xem các chú mục đồng chăn trâu mới chịu về nhà.

Ta trở về trong lòng đất ấm, có yêu thương che chở và bao dung. Mảnh đất hiền hòa gắn chặt với từng bước chân, bước chân vội vã nay đã trở về hòa cùng đất. Ta trở về đây ngắm trăng vừa khuyết, để biết lòng mình còn khuyết hơn trăng. Nghe con tim đã thổn thức bao lần, mặc cuộc đời ầm thầm trôi lặng lẽ. Biết được ta không gì cả, chỉ là hạt cát nhỏ trong vũ trụ bao la. Nghe tiếng dế gáy giữa đêm hè và khóc cho lỗi lầm quá khứ. Cho thôi ta lặng lẽ không trở về.

Ngày nay…

Đời sống vật chất rất đầy đủ, lối sống đầy văn minh hơn. Cho nên chẳng ai muốn dám làm hay dám nghĩ đến chú bé mục đồng nữa, chính những cái này mà những đứa trẻ của thế hệ mới đã không còn biết đến mục đồng là ai nữa, thường chỉ biết qua sách học hay là cha mẹ kể lại thôi, đôi khi có những bậc cha mẹ cũng chẳng biết gì về mục đồng nữa huống chi là trẻ con thời này. Với thế hệ trẻ thời nay, em cho đó là “Mục đồng thời đại của thế kỷ 21!”, chẳng biết gì về cái khổ và cái vui của những đứa trẻ thôn quê chăn trâu đâu? Nhưng với cuộc sống của nhà tôi vào thời đó cũng nghèo như bao đứa chăn trâu nghèo khác, tôi không hiểu sao mà ba mạ tôi hồi đó không cho tôi chăn trâu và cũng không dám gởi tôi cho một nhà giàu kế bên nhà, nhưng tôi cũng đủ hiểu ra rằng, nếu ba mạ mà gởi tôi thì ba mạ sợ tôi dễ bị hư hỏng cho nên không dám gởi tôi. Nhưng tôi hồi đó cũng lén lén lút lút tìm cách để chơi, chơi với bọn chăn trâu cùng thôn quê vui lắm, đứa nào cũng có một con để cưỡi, riêng tôi thì đợi cho những đứa đó ngủ trưa, hay những lúc bọn chúng rảnh rỗi tôi mới có cơ hội tìm cách cưỡi lên lưng trâu vì hồi đó tôi không phải là đứa chăn trâu, cho nên không có trâu nên được cưỡi thế thôi. Cảm nhận lần đầu mà mới được lên ngồi trên lưng trâu ôi sao mà hạnh phúc thế, như là đang tận hưởng trên mây, sung sướng biết chừng nào. Thường thường được chơi chung với bọn chăn trâu đó thì chơi đủ thứ trò chơi, lắm khi cũng bị hàng xóm quở mắng, chửi bới om sòm là không biết cách chăn trâu để trâu ăn lúa, ăn sắn, khoai và phá luôn những mẫu ruộng đang gieo cấy. Tôi bị vu oan nhiều cái và chấp nhận nhiều lời nói làm cho em tổn thương rất nhiều, nhưng thật ra tôi đâu phải là đứa chăn trâu đâu? Thế mà cũng bị những câu nói làm cho khổ tâm, cho nên tôi thường lấy câu nói của mẹ mà mang theo: “Nghịch cảnh ta không cầu mà gặp, và ta nên tin tưởng vào chính mình nhiều hơn!”. Tôi không buồn bã, các đứa đứng trên bờ đê cười nhiễu tôi điều gì đó, nhưng tôi cho lời nói với sự chế giễu hay là cái gì đó không cần quan tâm và tôi phớt lờ qua xem như không có gì. “Nếu mà biện minh chắc chắn là không đứa nào dám cho mình cưỡi trâu đâu, cho nên tôi không có vẻ nhăn nhó và khó chịu mà lại tôi rất hòa đồng và vui vẻ như những lần khác”. Thành ra không dám buồn và trách mắng những gì mà mấy đứa kia nhìn tôi với ánh mắt có vẻ khinh thường, lúc đó tôi định cho bọn chúng một bài học, tuy người thấp bé nhỏ con, nhưng bản chất của con người tôi đầy sự mạnh mẽ, nhưng mà nghĩ lại cũng chẳng giúp ít gì cho bọn chúng, vì những đứa chăn trâu đâu có đứa nào được học hành tử tế đâu?

Những đứa mục đồng này, nhà nào nhà nấy đều nghèo khó như nhau, đôi lúc chăn trâu cả ngày nhưng chẳng đủ được hai bữa ăn đàng hoàng, và nhiều lần tận mắt tôi thấy nhiều đứa chăn trâu đến cả cái áo che thân mà chẳng có bận nữa, nói đến hai bữa ăn đầy đủ, huống chi là đòi đi học hành. Có những buổi trưa hè nắng chang chang mỗi đứa đứng trên một con trâu với tấm thân nhỏ nhắn, đen sì đầy chất nông dân…

Tôi nghĩ đứa đó khoảng 9-10 tuổi cỡ cùng tuổi với tôi. Nếu tôi là đứa trẻ mà đang đứng trên lưng trâu đó đầu không đội nón, thân không áo, chỉ cầm một bẹ chuối để làm nón che thân cũng như che đầu, tôi thấy hình ảnh như vậy tôi rất lấy làm khó chịu trong lòng. Chẳng lẽ làng mình lại nghèo đến như vậy sao? Sau này tôi mà học hành thi đỗ thành tài thì tôi sẽ về giúp cả làng. Nhưng cuộc sống vẫn là cuộc sống, làm sao tránh sự khó khăn cùng cực như hiện nay, nhìn một hồi mà nghĩ lại thì tôi đâu có thể làm được như đứa trẻ đó đâu. Chắc có lẽ lối sống đã quen thuộc với nó nên chẳng ra sao. Tuy cuộc sống có vẻ thiếu ăn, thiếu mặc nhưng lại nơi mỗi con người của những đứa trẻ đầy sự hồn nhiên và trong sáng, không hẳn lũ trẻ mà ông già cũng mang tính thật thà và chất phất của một bác tiều phu.

Tôi rất thích ngắm nhìn hình ảnh mục đồng cưỡi lưng trâu dù là tranh hay cảnh thật trước mắt. Có những buổi chiều rãnh rỗi tôi được lũ chăn trâu dạy cho tôi chơi đá bóng, ô quan và đá cầu nữa chứ, nhờ nó mà tôi biết được một chút, được chơi xong cả lũ lại rủ nhau đi ra ao, sông tắm rửa rất vui nhộn và đầy thú vị sau một buổi trưa hè nắng gắt của làng quê, với đầy sự hồn nhiên của trẻ chăn trâu. Đứa nào cũng cởi trần nhảy xuống tắm ùm ụp, cảm giác trong người rất mát mẽ và dễ chịu, giống như một ngày thiếu nước uống nay lại có con mưa xuống thì rất vui mừng để đón nhận. Những ngày thiếu nước, thân thể của mỗi đứa trẻ cởi trần ai cũng giống như nhau đều đen sì, sạm nhưng cứng chắc, được tắm ao, hồ là cơ hội làm xóa đi phần nào khổ nhọc của buổi chăn trâu và của cái nắng gắt ở vùng quê hẻo lánh, không có một con vật nào có thể sống với cái nắng ở quê, chỉ có lũ trẻ và bầy trâu. Đúng là mục đồng ngày xưa.

Lớn lên dần theo tháng ngày, nhưng tính ham chơi của trẻ con ngày nào của tôi cũng không bỏ được, đó là một quãng thời gian làm cho tôi hạnh phúc nhất và tôi không thể nào quên được với những ngày tháng đó. Với tôi, bất cứ công việc gì tôi làm phải có điều kiện đính kèm, nghĩa là nếu tôi quét nhà thì sáng đó tôi được đi chơi chứ không ở nhà đuổi gà kẻo chúng ăn lúa như mọi hôm; nếu tôi đem áo quần ra mương giặt thì tôi được phép cưỡi trâu cùng với lũ bạn vào lúc chiều tối; còn đi chợ thì ôi thôi! Thật là tội nghiệp cho anh Hai, anh hai phải cho tiền tôi ăn vặt tôi mới mua đồ cho anh nấu, thỉnh thoảng cũng chẳng mua đúng đồ mà anh hai cần mua nữa… Đến mùa hè tôi thích nhất là được thả diều và chơi đá bóng. Ba bảo anh hai làm cho tôi một con diều thật đẹp, lại bay cao nữa, tôi rất thích. Nhưng ba cấm tôi không được thả diều vào buổi trưa, vì nắng buổi trưa dễ bị bệnh. Vậy mà tôi nhớ một hôm, ngay giữa buổi trưa nắng gắt, thấy chúng bạn thả diều ngoài đồng vì ham vui tôi vẫn rón rén trốn ba mẹ đi thả diều và cưỡi trâu cùng với bọn chúng. Đúng như tục ngữ có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư!”.

Sau cuộc chơi buổi chiều, tôi đã lên cơn sốt miên man khiến cả nhà lo lắng. Mẹ đã nấu cho bát cháo trứng nóng hổi để tôi giảm sốt và đỡ nhạt miệng hơn. Thế mà tôi chẳng chịu ăn, nằm thù lù một xó. Biết bao nhiêu lời dỗ dành từ mẹ và kèm theo bao lời nghiêm nghị của cha nhưng chẳng quan tâm. Cuối cùng ba lên tiếng trách mẹ chiều con quá khiến con hư, khiến hai hàng nước mắt mẹ cứ thế nhỏ giọt hoài. Hôm ấy, tôi đã khóc rất nhiều vì hối hận, vì biết mình không có nghe lời mẹ, lại còn ương bướng khiến ba mẹ buồn. Nhớ lại cảnh nhà tranh vách nứa, mái lá đơn sơ, gạo trong lu đã hết từ hồi nào mà ba chưa chịu mua, thế mà ngày nào ba cũng ra vườn người ta mót khoai để nấu cho cả nhà ăn đỡ qua ngày, để dành số tiền cho tôi đi học đường xa, có lúc em hỏi: “Sao ba không lấy tiền mà mua gạo để vào lu hả ba?”. Ba nói: “Sợ con bỏ học giữa chặn vì đường xa không chịu nỗi với sức của con, nên ba đành cho lu nhịn đói!”. Ba muốn sau này con sẽ người tài giỏi để giúp ba mẹ cho nên ba đã vay mượn khắp nơi mới có người cho vay. Thế mà bây giờ tôi lại không trân quý những tháng ngày ba đã nhịn ăn bữa sáng để dành dụm tiền để mua xe, còn mẹ thì thôi, mẹ đã gánh hàng rong lên thấu tận gần trường mà tôi đã theo học ở đó mà bán, hai vai mẹ có những lúc trầy trụa và rướm máu, nhưng mẹ không hề than vãn hay là có cảm giác đau nhức khi mà mẹ thấy tôi đang đứng chờ đợi mẹ trở về. Có nhiều buổi tối tôi nằm kế bên mẹ sau những ngày mẹ bán hàng về khuya, nhìn vào khuôn mặt của mẹ với dáng đang nằm sau một ngày vất vả bán hàng ở tận xa xa, tôi tự hỏi bản thân rằng: “Làm thân nữ nhi, lấy chồng sớm để rồi sáng sớm phải dậy sớm hơn trong nhà để gánh hàng đi bán để kịp với người ta, thế có vẻ thiệt thòi cho mẹ lắm hay không?”. Ôi mẹ, mẹ có biết không, có những lúc con muốn phụ giúp mẹ gánh hàng ra chợ bán, để phần nào xoa dịu đi nỗi khổ trong lòng cho mẹ bớt cực hơn, ôi mẹ đúng là một người đầy phúc hậu trong lòng con. Kể từ đó trong tâm tôi có nhiều sự thay đổi về chính bản thân. Hồi lúc còn thời cắp sách tôi rất nghịch ngợm, thích đá bóng, đá cầu, bắn bi thỉnh thoảng còn chơi nhảy dây nữa chứ, có những lúc đang chơi thì trống trường đánh vào học thế mà không muốn vào học cứ lầm lì ra. Thời đó tôi mới học lớp bốn thành ra còn thích chơi hơn là thích học. Quả đúng là tuổi thơ thật tinh nghịch nhưng lại có tính hồn nhiên của một đứa ngây thơ.

Nhớ lại cái thời gian mà mẹ cho tôi đi xuất gia, tôi rất mừng và cảm ơn mẹ rất nhiều, nhưng tôi đâu có biết chính lúc đó mẹ rất đau khổ khi mà mẹ con phải thật sự xa nhau, vì quá thương tôi nên mẹ lại khẽ khàng ôm tôi vào lòng, tôi hơi bối rối đứng im như một pho tượng. Giờ nghĩ lại mà tôi thấy hối hận, sao tôi không biết nói với mẹ một lời cho mẹ yên lòng và đỡ buồn tủi hơn thế mà tôi không nói được? Biết mẹ không muốn cho tôi đi nhưng chỉ vì chiều theo ý nguyện của tôi nên mẹ nén đau thương, chịu nỗi cảnh ly biệt tình mẫu tử để cho tôi ra đi. Lần đầu tiên xa nhà, xa ba mẹ và nhớ quê da diết, tôi có viết thư cho gia đình nhưng chỉ vài hàng thôi, gọi điện thoại cho mẹ, nghe tiếng sụt sùi vì thương con mà khóe mắt của tôi cũng ướt nhòa lệ, rồi tôi không muốn khơi dậy nỗi nhớ của tôi trong lòng mẹ nên tôi ít gọi điện thoại về nhà cho mẹ hơn. Hành trình chuyến đi của tôi bắt đầu từ đây với bao nhiêu điều mới mẻ, đầy sự mong đợi và khát khao của một chuyến đi dài ngày. Đường đi bắt đầu từ đây sẽ đầy nhọc nhằn và khó khăn, ngày mà tôi đi tôi không biết là tôi sẽ đi đâu nữa, và sau này sẽ làm chi đây, ngày đầu xa nhà đầy sự hoang mang và lo lắng từ đây. Sau năm năm rời xa gia đình, bạn bè, thầy cô và những con đường lối cũ mà tôi đã quen thuộc từng đi dạo nay sẽ đi vào huyền thoại. Bây giờ đây, sau những ngày con sống trong tự viện, con giờ này là một người con của Phật, mang trên mình một chiếc áo nâu với bao nhiêu lý tưởng mới mẻ và đầy niềm tin của cửa Phật đang chờ đợi sẵn sau lưng. Con rất cảm ơn ba mẹ đã hoan hỷ cho con xuất gia, và Thầy chính là người dẫn con vào con đường lý tưởng, con rất cảm ơn những ai đã tác thành cho con sự nghiệp mới mẻ này. Sau bao nhiêu năm tu tập, sống và làm việc cùng với Tăng thân con rất lấy làm hạnh phúc, thực sự tìm ra con đường rồi.

Giờ đây con đang tu tập tại một đất nước có nền Phật Giáo hưng thịnh, cách đất nước Việt Nam khoảng một ngày đường, đất nước Thái Lan. Con thấy sống và tu học ở đây rất là thuận lợi cho đường tu của con, cuộc sống mới, một thứ ngôn ngữ mới, những thức ăn uống điều khác với con người đến từ Việt Nam. Những cái này không làm cho con mất đi cái lý tưởng, chính là nhờ những người huynh đệ cùng tu và sống chung với con sẽ không làm cho con nản chí, con sẽ cố gắng ngày đêm luôn thắp sáng ý thức về những lý tưởng ban đầu. Con rất lấy lòng cảm ơn đến Tăng thân Pakchong đã bao ngày tháng qua đã cho con có cơ hội được tu tập và làm việc cùng với huynh đệ. Những tháng ngày được chấp tác trên đất mới con không thể nào quên được cái thời gian mà quý huynh đệ cùng ăn cơm, sống cùng một lều, và đêm đêm lại cùng nhau ngồi ngắm trăng dưới ánh lửa uống một ly trà và kể một vài câu chuyện thiền. Đó cũng là một khoảnh khắc đáng nhớ cho con rồi. Con thật sự may mắn khi có cơ hội sống gần gũi với quý huynh đệ, con sẽ luôn luôn giữ trọn khoảnh khắc đáng nhớ này.

Ta trở về để thấy vũ trụ bao la, đó là tất cả ơn cha, mảnh đất thân yêu kia là tình thương tràn đầy của mẹ. Làm sao ta giữ mãi tâm hồn ngày thơ bé, là tuyệt vời giấy trắng tinh khôi, để ngày mai đối diện với cuộc sống, ta thấy bầu trời bình yên trong vắt… chào đón thơ từ những áng mây bay!

https://159.223.73.115/