Ngồi Thiền Hướng Dẫn

Ngồi thiền được hướng dẫn là một pháp môn khá nổi tiếng của Làng Mai. Trong lúc Bụt tại thế cũng có thiền hướng dẫn. Kinh Giáo Hoá Người Bệnh1 là một ví dụ.

Năm 1990 Sư Ông Làng Mai đã viết xong cuốn Sen Búp Từng Cánh Hé. Trước khi sách này được in, Sư Ông đã giới thiệu một số bài hướng dẫn với đại chúng Làng Mai. Sách này cũng sớm được dịch ra tiếng Anh và từ từ được dịch ra nhiều thứ tiếng khác.

Chân Đức đã áp dùng cuốn này để thực tập và đã hướng dẫn thiền sinh với những bài hướng dẫn trong mười mấy năm qua. Chân Đức thấy rõ trong vấn đề hướng dẫn, ta có càng nhiều kinh nghiệm thì ta có thể hướng dẫn càng hay. Khi chúng ta có kinh nghiệm trong vấn đề hướng dẫn như trong vấn đề cho pháp thoại, chúng ta có khả năng cảm nhận những nhu yếu của thiền sinh đang thực tập trong thiền đường.

Khi Chân Đức mi đi tu, chính nhờ bài hướng dẫn thấy ba mẹ năm tuổi”, Chân Đức đã chuyển hoá được nhiều khó khăn, bế tắt trong liên hệ với ba. Và vì lý do đó mà Chân Đức càng có nhiều niềm tin nơi các bài hướng dẫn khác. Từ từ, Chân Đức học thuộc những bài tập trong cuốn sách ấy. Và như vậy, khi nào cần thì Chân Đức có thể đem ra áp dng. Cuốn Sen Búp Từng Cánh Hélà một cuốn sách quan trọng trong đời tu Chân Đức. Nhờ cuốn sách này Chân Đức được thực tập niệm, trạch pháp, định và tuệ.

Có một hôm Sư Ông nói: “Tâm ý con người như một chiếc xe lửa, nó đi trên đường ray từ Pak Chong đến Bangkok và từ Bangkok đến Pak Chong. Nó không bao giờ có cơ hội cất cánh và thy mọi cảnh rộng rãi hơn. Chính những bài tập ngồi thiền hướng dẫn sẽ giúp chúng ta thấy những cái mới mà một mình chắc chúng ta không bao giờ thấy được.”

Có người không thích ngồi thiền được hướng dẫn. Có người khi biết ngồi thiền hướng dẫn thì quyết định ngồi trong phòng một mình. Đối với họ ngồi thiền là để được ngồi yên để không cần đối diện những khó khăn. Mặc dù chúng ta rất cần sự nghỉ ngơi và sự bình an, nhưng nghỉ ngơi và bình an thôi thì không đủ. Ít nhất khi chúng ta nghe một bài hướng dẫn, nếu nó không thích hợp với mình, chúng ta có thể ghi nhớ chủ đề để thực tập một cách thành công hơn sau.

Có khi có những người được đề cử hướng dẫn ngồi thiền, nhưng người đó chưa có kh năng làm hay lắm. Hô canh cũng như vậy. Có người hô canh rất hay, cho đại chúng nhiều năng lượng thực tập cả ngày, nhưng có người hô canh chúng ta thấy phải chịu thôi. Bắt giọng một bài hát cũng vậy. Nếu chưa biết cách bắt giọng thì không ai hát theo được. Quan trọng là người hướng dẫn có được nhiều cảm hứng đối với bài mình đang hướng dẫn, và trong quá khứ người đó đã thực tập và đã thấy rõ ràng hiệu quả của bài này. Không phi là vấn đề đọc cho người ta nghe, dù đọc rất rõ. Có một lần tại Làng Mai Thái, một sư cô trẻ chưa là giáo thọ có hướng dẫn bài “ba mẹ năm tuổi” cho chúng ni. Khi nghe Chân Đức thấy cảm động và dễ thực tập. Sau đó sư cô này đã chia sẻ trước đó sư cô có rất nhiều khó khăn trong liên hệ với ba sư cô. Sư cô đã thực tập bài này và đã chuyển hoá được tình trạng. Khi chúng ta kinh nghiệm bản thân, có niềm tin nơi sự hiệu quả của một bài thực tập, thì không có khó gì mấy để hướng dẫn người khác.

Còn vấn đề ngoại ngữ nữa. Nếu hướng dẫn cho người ngoại quốc thì cần phát âm rõ và đúng. Cái mà mình phi tránh là bắt người dùng trí năng trong khi họ ngồi thiền và nếu chúng ta phát âm không đúng, thiền sinh sẽ phải suy nghĩ nhiều để đoán chúng ta đang nói cái gì.

Cách đây mấy năm trong một khoá tu mùa đông tại Làng Mai Pháp, Sư Ông đã không bằng lòng lắm với cách hướng dẫn của một vài thầy. Sư Ông có dạy chúng: “Nếu quý thầy, quý sư cô không phi là giáo thọ có kinh nghiệm lâu năm thì không nên tự sáng chế những bài hướng dẫn ngồi thiền và đưa ra cho đại chúng thực tập; nên dùng những bài có sẵn trong cuốn Sen Búp Từng Cánh Hé. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phi đi theo một cách cứng nhắc từng chữ một trong cuốn sách. Chúng ta có thể linh động làm mới, nhưng đừng đặt ra những bài thực tập mới và đem ra hướng dẫn cho chúng khi chưa thông qua quý vị giáo thọ lớn trong chúng.

Có một khoá tu lớn tại Học Viện Âu Châu. Sư Ông và chúng xuất sĩ (kể cả thầy hướng dẫn) ngồi thiền trên sân khấu và thiền sinh ngồi dưới. Sư Ông có nhắc người hướng dẫn hai lần trong khoá tu đó. Một lần là khi một thầy đang hướng dẫn một bài tập trong những bài đầu tiên về nuôi dưỡng bằng sự tiếp xúc với thiên nhiên, ví dụ: “Thở vào, con tiếp xúc với không khí trong lành của núi”. Trong bài này có nhiều hình ảnh của những cảnh xa xôi như Bắc Cực. Trong khi thầy đó đang hưng dẫn, Sư Ông đã nhắc nhỏ tiếng: thực tế!”, thầy đó đã hiểu và bắt đầu sử dụng những hình ảnh gần gũi hơn như tiếng chim hót, tiếng mưa, những âm thanh mà trong lúc đó đại chúng thật sự nghe được. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta không bao giờ sử dụng những hình ảnh xa xôi trong khi ngồi thiền hướng dẫn. Nó có nghĩa rằng thiền sinh ngày đó đang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp xúc những hình ảnh mà vị thầy đó hướng dẫn và Sư Ông cảm được điều đó. Lần thứ hai là bài hướng dẫn về ba mẹ năm tuổi, trong tiếng Anh có câusmile with love”. Chữ loveđây là để dịch chữ từ bi. Lần này Sư Ông đã nhỏ tiếng sửa cho vị hướng dẫn:Compassion”, và sau đó khi thầy hướng dẫn gặp chữ love” nào, thầy cũng đổi thành “compassion. Trường hợp này là bn dịch tiếng Anh không có đúng lắm. Chúng ta thấy thương xót ba mẹ năm tuổi hơn là chúng ta mun đem niềm vui cho ba mẹ năm tuổi.

Chân Đức có nghe Sư Ông dạy về vấn đề nói lời giới thiệu bài hướng dẫn ngồi thiền hai lần. Nếu là ngày quán niệm có thiền sinh đến lần đầu tiên và họ chưa được hưng dẫn tổng quát, và ngày quán niệm bắt đầu bằng ngồi thiền, thì người hướng dẫn phải nói sơ sơ về cách thở, cách ngồi và cách nghe chuông. Trong một khoá tu nhiều ngày, thiền sinh đã được hướng dẫn tổng quát trước buổi ngồi thiền và trong buổi ngồi thiền không cần được hướng dẫn về cách ngồi v.v… Chúng ta có thể bắt đầu ngay với câu đầu của bài. Cái mà Sư Ông nhn mạnh là thiền hướng dẫn không nên là một thực tập trí năng. Chúng ta không nên dùng tân vỏ não nhiều và nếu chúng ta giới thiệu bài hướng dẫn theo cách bắt người nghe phải suy nghĩ bằng trí năng thì buổi thực tập không có vị thiền nữa, mà đã trở nên một bài nặng về suy nghĩ.

Chúng ta không cần nói: “Quý đạo hữu sẽ nghe hai câu; một câu đi với hơi thở vào, v.v…” Nói như vậy khiến cho người ta suy nghĩ vô ích.

Trong những khoá tu lớn với Sư Ông chúng ta luôn đi thẳng vào bài hướng dẫn, không có lời giới thiệu. Người hướng dẫn nên có khả năng cảm được không khí trong thiền đường bằng Alaya thức hơn bằng trí năng. Chúng ta để cho Alaya thức chúng ta hướng dẫn Alaya thức của thiền sinh. Chúng ta hãy dùng trực giác. Chúng ta lấy những bài trong cuốn “Sen Búp Từng Cánh Hé” làm căn bản, và nếu cần thêm vào hay bớt đi, chúng ta cũng có thể làm khi chúng ta có đủ kinh nghiệm. Nếu chúng ta chưa có đủ kinh nghiệm thì không nên thêm hay bớt.

Trong một khoá tu Chân Đức được nhờ hướng dẫn bài thực tập thứ 16, quán chiếu về cảm thọ. Khi bắt đầu, Chân Đức có cảm tưởng nhiều người thiền sinh chưa có khả năng theo được bài này như trong cuốn sách và Chân Đức có đổi như thế này:

Breathing in, I am only aware of the in-breath

Breathing out, I am only aware of the out-breath

only in-breath

only out breath

Thở vào, con chỉ ý thức về hơi thở vào

Thở ra , con chỉ ý thức về hơi thở ra

Chỉ có hơi thở vào

Chỉ có hơi thở ra

Breathing in, I am aware of my abdomen rising

Breathing out, I am aware of my abdomen falling

abdomen rises

abdomen falls

Thở vào, con ý thức bụng con phình lên

Thở ra, con ý thức bụng con xẹp xuống

Phình lên

Xẹp xuống

Breathing in, my breath becomes more peaceful

Breathing out, I smile to my peaceful breath

breath peaceful

smile

Thở vào, hơi thở vào trở nên an tĩnh

Thở ra, mỉm cười với hơi thở an tĩnh

Hơi thở an tĩnh

Mỉm cười

Breathing in, my breathing is nourishing me

Breathing out, my breathing is relaxing my body

breath nourishing

breath relaxing

Thở vào, con được hơi thở nuôi dưỡng

Thở ra, con được hơi thở buông thư

Hơi thở nuôi dưng

Hơi thở buông thư

Breathing, I am aware of a little pain in my body

Breathing out, I release the tension surrounding the pain

little pain

releasing tension

Thở vào, con ý thức một chút đau nhức trong cơ thể

Thở ra, con buông thư sự căng thẳng trong cơ thể

Chút đau nhức

Buông thư sự căng thẳng

Breathing in, I relax my body

Breathing out, I feel the joy of relaxation

relaxing body

feeling joy

Thở vào, con buông thư hình hài

Thở ra, con thấy vui trong sự buông thư

Buông thư

Thấy vui

Breathing in, I am aware of a little anxiety in my mind

Breathing out, I let go of the tension around the anxiety

little anxiety

releasing tension

Thở vào, con ý thức một chút lo lắng trong tâm con

Thở ra, con buông bỏ sự căng thẳng do lo lắng

Chút lo lắng

Buông bỏ

Breathing in, I am aware of mind in every cell of my body

Breathing out, I feel my mind relaxed in every cell of my body

mind in every cell

mind relaxed

Thở vào, con ý thức sự có mặt của tâm trong mọi tế bào của thân

Thở ra, con ý thức về sự buông thư trong mọi tế bào của thân

Tâm trong mọi tế bào

Buông thư tâm trong mọi tế bào

Breathing in, I enjoy the in-breath

Breathing out, I enjoy the out-breath

enjoying in-breath

enjoying out-breath

Thở vào, con thưởng thức hơi thở vào

Thở ra, con thưởng thức hơi thở ra

Thưởng thức hơi thở vào

Thưởng thức hơi thở ra

Trong trường hợp này, Chân Đức thấy người ta cần được buông thư, bớt lại những suy nghĩ trong đầu, vì vậy đã hướng dẫn cho họ có ý thức về bụng phình lên, xẹp xuống. Hơn nữa, họ có thể tìm ra một chút đau đớn trong hình hài và một chút lo lắng trong tâm. Như vậy, thay vì nói “đau”, Chân Đức đã nói “chút đau”, thay vì nói “lo lắng”, thì nói là ‘‘chút lo lắng”.

Chúng ta có nên thỉnh chuông mỗi khi nói xong hai câu hay không? Chúng ta có nên nhấp chuông trước khi bắt đầu hai câu mới hay không? Cách cổ truyền là thỉnh chuông sau mỗi hai câu thực tập, nhưng mà có nhiều vị giáo thọ không thỉnh chuông như vậy. Cả hai cách cũng đều được. Tiếng chuông có thể giúp cho người ngưng suy nghĩ và trở về với giây phút hiện tại. Nhưng mà nghe chuông hoài thì cũng có thể mất hiệu lực.

Ngồi thiền hướng dẫn có thể có hiệu quả lớn nếu chúng ta biết cách hướng dẫn và biết cách tiếp nhận. Quý vị giáo thọ mà có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề hướng dẫn ngồi thiền thì nên trao truyền pháp môn này cho các sư em. Chúng ta cần sự linh động, nhưng mà chúng ta cũng nên giữ những châu bảo trong cuốn sách Sen Búp Từng Cánh Hé.

1Tăng Nhất A Hàm 51.8

https://159.223.73.115/