KHÓA TU TIẾNG VIỆT ONLINE TẠI LÀNG MAI THÁI LAN ”NGỒI THẬT VỮNG CHÃI – CHUYỆN GÌ CŨNG QUA (18 – 22.06.2021)

Khóa tu là cơ hội để chúng ta cùng nhau học hỏi NGHỆ THUẬT NGỒI YÊN bằng những phương pháp thực tập chánh niệm mà Sư Ông và Tăng thân Làng Mai đã luôn thực tập và chia sẻ trong những năm vừa qua. Đây là món quà tinh thần mà Tăng thân Làng Mai Thái Lan muốn gởi tặng đến quý đồng bào người Việt khắp nơi trên thế giới giữa những biến động khó lường của đại dịch. Quý thầy quý sư cô xin được cống hiến những gì tốt nhất của mình để giúp cho quý vị học được cách ngồi yên và lắng dịu những lo lắng, sợ hãi của mình trong giai đoạn khó khăn này của thế giới.

Toàn thể xuất sĩ Tăng thân Làng Mai Thái Lan sẽ tham dự khóa tu cùng với quý vị và tất cả các buổi thời khóa sẽ được phát trực tiếp cho những vị thiền sinh đã đăng ký ghi danh. Tăng thân muốn gửi đến quý vị năng lượng bình an như thể quý vị đang có mặt ở Làng Mai Thái Lan.

Đây là khóa tu tùy hỷ cúng dường.

Quý thầy quý sư cô Làng Mai Thái Lan mong được gặp lại tất cả quý vị.

Thở và cười,

ĐÂY LÀ NHỮNG VỊ PHÁP SƯ SẼ CHO PHÁP THOẠI TRONG KHÓA TU TIẾNG VIỆT “NGỒI THẬT VỮNG CHÃI – CHUYỆN GÌ CŨNG QUA “

THỨ SÁU 18.06.2021 - HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT
THẦY CHÂN PHÁP THỪA VÀ SƯ CÔ CHÂN HẠ NGHIÊM

Thầy Chân Pháp Thừa: Thầy xuất gia và thọ giới sa di ngày 07 tháng 08 năm 2005 tại chùa Từ Hiếu, trong gia đình xuất gia cây Hướng Dương. Thầy thọ giới tỳ kheo năm 2009 và nhận đèn truyền đăng giáo thọ năm 2013 tại Làng Mai Thái Lan. Thầy là một trong những sư anh lớn có khả năng đến chơi với quý thầy quý sư cô trẻ và làm chỗ nương tựa cho rất nhiều huynh đệ. Thầy hiện đang đảm nhận vai trò xử lí thường vụ tại Làng Mai Thái Lan.  

Thầy Chân Pháp Thừa

Sư cô Chân Hạ Nghiêm: Sư cô xuất gia và thọ giới sa di ni vào ngày 07 tháng 08 năm 2005 tại Tu viện Bát Nhã, thuộc gia đình xuất gia cây Hướng Dương. Sư cô thọ giới tỳ kheo ni năm 2009 và nhận đèn truyền đăng giáo thọ năm 2013 tại Làng Mai, Pháp. Với sự thực tập vững chãi và cái nhìn bao dung, sư cô là một trong những nơi nương tựa cho quý sư cô trẻ tại Làng Mai Thái Lan. Sư cô còn là cầu nối, giúp cho quý thầy quý sư cô có cơ hội hiểu nhau và đối thoại với nhau nhiều hơn trong sự tu học cũng như phụng sự. 

THỨ BẢY 19.06.2021 Ngồi Yên - Nhận Diện & Chế Tác Hạnh Phúc

CHỦ ĐỀ: PHI CÓC TÍNH - THẦY CHÂN PHÁP NIỆM

Thiền tập không phải là một cuộc tranh đấu. Thiền tập có thể mang lại rất nhiều thích thú và niềm vui. Do vậy, Sư Ông Làng Mai định nghĩa sự tu học một cách đơn giản và dễ hiểu Tu học là chế tác hạnh phúc. Hạnh phúc là bước đầu, là hoa trái đầu tiên của sự thiền tập. Ta có hạnh phúc bằng cách nào? Ta có hạnh phúc với sự đoàn tụ của thân và tâm trong giây phút hiện tại. Ta có hạnh phúc bởi ta biết rằng ta đang còn sống, ta đang có hơi thở, nụ cười và toàn bộ những mầu nhiệm trong bản thân ta. Ta còn có hạnh phúc bởi ta biết ta đang có những điều kiện hạnh phúc xung quanh mình, trong đó có những người ta thương. Niềm vui và hạnh phúc này ta có thể nắm được bằng việc ngồi thật yên trong giây phút hiện tại.   

Thầy Chân Pháp Niệm: Thầy xuất gia và thọ giới sa di vào ngày 03 tháng 08 năm 1994 tại xóm Thượng Làng Mai Pháp, trong gia đình xuất gia Cây Sồi. Thầy thọ giới lớn ngày 02 tháng 12 năm 1996 và nhận truyền đăng giáo thọ năm 2000. Thầy xuất thân trong một gia đình người Huế, Việt Nam. Sau đó Thầy cùng gia đình sang Canada định cư. Lần đầu tiên đặt chân đến Làng Mai Pháp, khi nhìn thấy Sư Ông trong chiếc áo nâu sòng, thầy đã quyết định sống đời sống phạm hạnh. Sau khi thọ giới sa di, thầy được làm thị giả của Sư Ông trong mười năm liền. Hiện tại thầy là một trong những sư anh lớn của Tăng thân Làng Mai và là một trong những vị đệ tử lớn của Sư Ông với nhiều năm kinh nghiệm tu học trong đời sống xuất sĩ. Quý thầy quý sư cô trẻ rất kính trọng thầy qua những hướng dẫn thực tập mà thầy truyền trao. Thầy là một sự tiếp nối thật đẹp của Sư Ông với sự tu học vững chãi và nguyện ước thâm sâu. 

 

CHỦ NHẬT - 20.06.2021: Ngồi Yên - Nhận Diện & Ôm Ấp Khổ Đau - SƯ CÔ CHÂN HẠNH LIÊN

Thiền tập không phải là một sự trốn chạy. Thiền tập còn có công năng chấp nhận và ôm ấp lấy những khổ đau, nhức nhối trong bản thân. Khi sự có mặt của ta với bản thân đủ lớn, những nỗi khổ niềm đau trong thân và tâm sẽ được nhận diện và trị liệu. Nhờ đó ta trở nên nhẹ nhàng và thảnh thơi hơn.

Nỗi khổ niềm đau của ta như một em bé và ta cần hóa thành một người mẹ với tình thương hơn là trở thành những nỗi sợ hãi. Ta hãy ôm lấy nỗi khổ niềm đau như bà mẹ ôm lấy đứa con nhỏ đang khóc. Với tình thương, sự có mặt dịu mát của bà mẹ, nỗi đau nhức của đứa bé dần dịu bớt và bà mẹ sẽ phát hiện điều gì làm cho con mình đau khổ. Cũng như thế, với tình thương trong chính bản thân, với những gì mà ta đã đi qua, cùng với sự kiên nhẫn và chú tâm, ta sẽ lắng dịu được những khổ đau. Rồi từ đó, ta sẽ thấy rõ ngọn nguồn khổ đau của mình như bà mẹ thấy được nỗi khó chịu của đứa con nhỏ.

Sư cô Chân Hạnh Liên:

Sư cô xuất gia năm 1996 tại Việt Nam, đến Làng Mai từ năm 2001 và nhận đèn truyền đăng giáo thọ năm 2007. Với kinh nghiệm tu học nhiều năm qua các môi trường khác nhau, sư cô trở thành nơi nương tựa và học hỏi cho rất nhiều quý sư cô trong việc học hỏi giới luật cũng như thiền tập.

THUYẾT TRÌNH 5 GIỚI

THỨ HAI 21.06.2021: Ngồi Yên - Nuôi Dưỡng & Trị Liệu

VẤN ĐÁP: THẦY PHÁP THỪA VÀ SƯ CÔ CHÂN ÁO NGHIÊM

Thiền tập (chánh niệm) giúp cho thân và tâm của ta trở nên một mối (thân tâm nhất như – body and mind in oneness). Với sự đoàn tụ của thân tâm, những khối nội kết bị dồn nén trong thân tâm lâu ngày sẽ được trị liệu. Và cũng với sự đoàn tụ của thân tâm trong giây phút hiện tại, ta sẽ tiếp xúc sâu sắc với sự sống mầu nhiệm trong ta và xung quanh ta. Ta sẽ trở nên tĩnh lặng, an yên và ta sẽ là một đóa hoa, làm tươi mát, mát dịu cho cả những người xung quanh ta. Do đó, thiền tập không chỉ là một hạnh phúc mang tính cá nhân. Ta có thể nuôi dưỡng và trị liệu cho những người thương xung quanh ta mà chưa cần phải làm gì cả, chỉ cần sự có mặt thật sự của ta trong giây phút hiện tại.

Sự có mặt ấy, là một món quá vô cùng quý giá.

Sư cô Chân Áo Nghiêm: Sư cô xuất gia và thọ giới sa di ni vào ngày 10 tháng 05 năm 2006 tại Tu viện Bát Nhã, trong gia đình xuất gia cây Hải Đường. Sư cô thọ giới tỳ kheo ni năm 2010 và nhận đèn truyền đăng tại Làng Mai Thái Lan năm 2016. Sư cô là một trong những vị giáo thọ trẻ, truyền được rất nhiều cảm hứng tu học cho quý sư cô trong việc học hỏi và nghiêm cứu. Sư cô có đức tính trầm lặng nhưng lại luôn hòa đồng và cởi mở đối với quý thầy quý sư cô trong việc xây dựng tình huynh đệ.  

THUYẾT TRÌNH LÀM MỚI- SƯ CÔ CHÂN KHÔNG

Sư cô Chân Không là đệ tử xuất gia đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sư cô thọ giới tỳ kheo ni vào ngày 11 tháng 11 năm 1988 tại Ấn Độ trên núi Linh Thứu. Năm 1990 sư cô nhận đèn truyền đăng từ Thầy. Sư cô là người đi đầu trong các dự án nhân đạo của Thầy trong những năm 1960. Sư cô sinh năm 1938 tại Bến Tre, Việt Nam và bắt đầu theo Thầy học đạo vào tháng 11 năm 1959. Sau đó sư cô giúp Thầy thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, đào tạo hàng ngàn tác viên xã hội trẻ để mang viện trợ đến các ngôi làng xa xôi bị tàn phá bởi chiến tranh. Năm 1966, sư cô trở thành một trong sáu thành viên được thọ giới của Dòng tu Tiếp Hiện. Năm 1969, sư cô tổ chức Phái đoàn Hòa bình Phật Giáo để vận động hòa bình tại Paris và trong những năm 1970, sư cô đã cùng Thầy kêu gọi hòa bình qua những chuyến đi khắp thế giới. Sư cô là người chỉ đạo trực tiếp cho những nỗ lực nhân đạo khẩn cấp để giải cứu những người thuyền nhân Việt Nam ra khỏi biển sâu, cũng như đi đầu các chương trình bảo trợ cho hơn 14.000 trẻ em mồ côi ở Việt Nam. Những năm 1980, sư cô Chân Không đã giúp Thầy thành lập Làng Mai ở miền nam nước Pháp và ngày nay trở thành một vị xuất gia nữ lớn nhất của Tăng thân Làng Mai. 

 

THỨ BA 22.06.2021: Ngồi Yên - Buông Bỏ

CHỦ ĐỀ: NHÌN KỸ ĐỂ THƯƠNG - THẦY CHÂN PHÁP KHÂM

“Ý niệm về hạnh phúc có thể ngăn cản ta hạnh phúc”, đó là một câu nói chứa đựng rất nhiều tình thương và tuệ giác của Sư Ông Làng Mai. Tuệ giác đó giúp ta tháo gỡ được những tri giác sai lầm của ta về hạnh phúc. Hạnh phúc không nằm trong tri giác, không nằm trong một không gian hay thời gian nào cả. Hạnh phúc nằm trong giây phút hiện tại và ta có thể tiếp xúc với hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Hạnh phúc không phải là một đích đến nơi cuối con đường. Hạnh phúc nằm nay trên suốt đoạn đường mà ta đi. Liệu ta có được hạnh phúc nơi phía cuối con đường khi mà trong suốt đoạn đường đó, ta phải đấu tranh, đau khổ và cực nhọc? “Không có con đường đưa đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thầy Chân Pháp Khâm: Thầy xuất gia và thọ giới sa di ngày 04 tháng 02 năm 1998 tại chùa Từ Nghiêm, Làng Mai trong gia đình xuất gia cây Táo. Thầy đến Làng và sinh hoạt thực tập cùng Tăng thân từ năm 1987 khi còn là cư sĩ. Thầy được nhận đèn truyền đăng giáo thọ năm 2004. Thầy là một trong những sư anh lớn của Tăng thân Làng Mai, có rất nhiều đóng góp cho những chương trình giáo dục và hoằng pháp cho chúng xuất sĩ lẫn cư sĩ. Thầy hiện là Viện trưởng viện Phật học Ứng Dụng Châu Á tại Hồng Kông.

THỜI KHÓA TU HỌC

  •  ⫸ LIVE 9:00 AM: Kiểm Tra Kỹ Thuật 

  •  ⫸ LIVE 3:00 PM: Giới Thiệu Khóa Tu và Gặp Gỡ Gia Đình Pháp Đàm 

  •  ⫸LIVE 7:30 PM: Hướng Dẫn Tổng Quát

  • 9:30 PM: Im lặng hùng tráng cho đến sau giờ ăn sáng ngày hôm sau (offline)

  • 4:45 AM: Thức dậy - Nghe Chuông Đại Hồng (có video hướng dẫn)

  •  ⫸ LIVE 5:15 AM: 30' Ngồi Thiền Hướng Dẫn & Tụng Kinh 

  •  ⫸ LIVE 6:15 AM: Thiền Hành (hướng dẫn 10 phút) 

  • 7:15 AM: Ăn Sáng (offline)

  •  ⫸ LIVE 8:45 AM: Niệm Bồ Tát Avalokitesvara- Pháp Thoại Khai Khóa 

  • 11:30: AM Ăn Trưa (offline)

  •  ⫸ LIVE 1:00 PM: Thiền Buông Thư 

  •  ⫸ LIVE 3:00 PM: Pháp Đàm  

  • 4:30 PM: Thể Dục - Thể Thao (16 động tác gậy - 10 động tác chánh niệm) (có video hướng dẫn)

  • 5:30 PM: Ăn Chiều (offline)

  •  ⫸ LIVE  7:30 PM: 30' Ngồi Thiền Hướng Dẫn & Tụng Kinh

  • 9:30 PM: Im lặng hùng tráng cho đến sau giờ ăn sáng ngày hôm sau (offline)

  • 4:45 AM: Thức dậy - Nghe Chuông Đại Hồng (có video hướng dẫn)

  •  ⫸ LIVE 5:15 AM: 30' Ngồi Thiền Hướng Dẫn & Tụng Kinh 

  •  ⫸ LIVE 6:15 AM: Thiền Hành (hướng dẫn 10 phút) 

  • 7:15 AM: Ăn Sáng (offline)

  •  ⫸ LIVE 8:45 AM: Thiền Ca

  • ⫸ LIVE 9:00 AM: Tụng Kinh- Pháp Thoại

  • 11:30 AM: Ăn Trưa (offline)

  •  ⫸ LIVE 1:00 PM: Thiền Buông Thư 

  •  ⫸ LIVE 3:00 PM: Pháp Đàm  

  • 4:30 PM: Thể Dục - Thể Thao (16 động tác gậy - 10 động tác chánh niệm) (có video hướng dẫn)

  • 5:30 PM: Ăn Chiều (offline)

  •  ⫸ LIVE  7:30 PM: Thuyết Trình 5 Giới

  • 9:30 PM: Im lặng hùng tráng cho đến sau giờ ăn sáng ngày hôm sau (offline)

  •  
  • 4:45 AM: Thức dậy - Nghe Chuông Đại Hồng (có video hướng dẫn)

  •  ⫸ LIVE 5:15 AM: 30' Ngồi Thiền  & Tụng Kinh 

  •  6:15 AM: Thiền Hành (offline)

  • 7:15 AM: Ăn Sáng (offline)

  •  ⫸ LIVE 8:45 AM: Thiền Ca

  • ⫸ LIVE 9:00 AM: Vấn Đáp

  • 11:30 AM: Ăn Trưa (offline)

  •  ⫸ LIVE 1:00 PM: Thiền Buông Thư 

  •  ⫸ LIVE 3:00 PM: Pháp Đàm  

  • 4:30 PM: Thể Dục - Thể Thao (16 động tác gậy - 10 động tác chánh niệm) (có video hướng dẫn)

  • 5:30 PM: Ăn Chiều (offline)

  •  ⫸ LIVE  7:30 PM: Thuyết Trình Làm Mới

  • 9:30 PM: Im lặng hùng tráng cho đến sau giờ ăn sáng ngày hôm sau (offline)

  • 4:45 AM: Thức dậy - Nghe Chuông Đại Hồng (có video hướng dẫn)

  •  ⫸ LIVE 5:15 AM: Lễ Truyền 5 Giới

  •  6:15 AM: Thiền Hành (offline)

  • 7:15 AM: Ăn Sáng (offline)

  •  ⫸ LIVE 8:45 AM: Thiền Ca

  • ⫸ LIVE 9:00 AM: Tụng Kinh - Pháp Thoại

  • ⫸ LIVE 11:30 AM: Ăn Trưa Theo Miền - Chia Tay

Trả lời những câu hỏi thường gặp

Quý thầy, quý sư cô khuyến khích bạn tham dự càng đầy đủ các sinh hoạt trong chương trình càng tốt để có thể được hưởng nhiều lợi lạc nhất từ khóa tu. Xin lưu ý là nếu bạn muốn tham dự 3 buổi pháp đàm cùng quý thầy, quý sư cô thì bạn cần theo dõi các buổi pháp thoại để có thể tham gia chia sẻ trong pháp đàm.

Vâng, bạn có thể xem lại phần hướng dẫn ngồi thiền, pháp thoại, thiền buông thư, tập thể dục. Chúng tôi sẽ đăng tải toàn bộ nội dung của các sinh hoạt này sau khi kết thúc để bạn có thể xem lại bất kỳ lúc nào.

Pháp đàm trong khóa tu này là những buổi chia sẻ theo nhóm nhỏ, có thể từ 30 đến 35 người, do quý thầy quý sư cô hướng dẫn. Đây là cơ hội để chúng ta thực tập lắng nghe sâu và chia sẻ từ trái tim, cũng như học hỏi từ kinh nghiệm thực tập và tuệ giác của nhiều người khác. Trong buổi pháp đàm, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, niềm vui, những khó khăn, thắc mắc liên quan đến sự thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Quý thầy, quý sư cô mong bạn sắp xếp thời gian và công việc để có thể tham gia trọn vẹn khóa tu, từ sáng thứ sáu đến trưa thứ ba. Một vài ngày trước khi khóa tu bắt đầu, bạn sẽ nhận được một “gói quà”, gồm những thông tin và chỉ dẫn cách thức chuẩn bị để có thể thực sự tận hưởng khóa tu này. Mong bạn dành 1-2 tiếng trước 9 giờ sáng thứ sáu để làm quen với những tài liệu này và cài đặt máy tính của bạn cho phù hợp với chương trình được sử dụng.

Bạn nên chuẩn bị một phòng hoặc một góc yên tĩnh trong nhà, nơi mà bạn có thể kết nối Internet mà không bị quấy rầy. Điều quan trọng là bạn không bị gián đoạn khi đang tham dự một sinh hoạt của khóa tu, vì vậy bạn cần chia sẻ với những người thân hoặc những người mà bạn đang sống cùng để có thể được yểm trợ. Nếu bạn tham dự pháp đàm (chia sẻ theo nhóm) thì bạn cần chọn một nơi yên tĩnh để bạn có thể chia sẻ mà không bị ai làm phiền.

Pháp đàm (chia sẻ theo nhóm) là thời gian lý tưởng để bạn nói ra những thắc mắc trong lòng mình liên quan đến sự thực tập hay những lời dạy mà bạn tiếp nhận trong khóa tu. Và bạn sẽ được học hỏi tuệ giác từ những thành viên trong gia đình pháp đàm của mình.

Pháp đàm là cơ hội rất quý để bạn được chia sẻ với sự có mặt của quý thầy, quý sư cô. Nếu bạn mong muốn tiếp xúc với các vị xuất sĩ thì bạn nên chọn tham gia ba buổi pháp đàm trong khóa tu này. Sư Ông Làng Mai (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) đã từng nói rằng pháp đàm là một trong những cách thức hay nhất để mình học hỏi và lớn lên trong sự thực tập chánh niệm. Xin lưu ý rằng pháp đàm không phải là một buổi vấn đáp, những câu hỏi hoặc thắc mắc của bạn sẽ được đưa ra chia sẻ chung trong cả nhóm mà không phải chỉ các vị xuất sĩ trả lời.

Vâng, bạn vẫn có thể tham dự khóa tu. Miễn là bạn có được một góc yên tĩnh để tham dự các sinh hoạt trong khóa tu mà không bị quấy rầy, và không gian đó đủ rộng để bạn có thể tập thể dục với sự hướng dẫn của quý thầy quý sư cô. Có thể bạn cần đến tai nghe để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nếu bạn tham dự pháp đàm thì bạn cần một nơi mà bạn có thể chia sẻ những điều riêng tư trong lòng mình.

Bạn có thể giải thích với những người mà bạn đang sống cùng về ý định tham gia khóa tu và xin họ yểm trợ. Mục đích của hành động này không phải là tách biệt mình khỏi những người xung quanh, mà là để giúp bạn dễ dàng chế tác năng lượng chánh niệm, bình an và có mặt trong thời gian diễn ra các sinh hoạt của khóa tu, cũng như duy trì năng lượng này trong khi tiếp xúc với mọi người trong nhà ngoài giờ sinh hoạt. Bạn sẽ có cơ hội áp dụng ngay lập tức những điều mình học hỏi được từ khóa tu vào đời sống của mình, chẳng hạn như sự thực tập nghe chuông, lắng nghe sâu, hay thực tập ăn trong chánh niệm…

Khóa tu này được tổ chức cho đối tượng là người lớn, tuy nhiên trẻ em hoặc thiếu niên có thể tham dự các buổi ngồi thiền, pháp thoại, thể dục hay thiền buông thư.

Xin lưu ý là trong các buổi pháp đàm, đôi khi nội dung chia sẻ có thể không phù hợp cho thiếu niên hoặc trẻ em, vì vậy xin không đăng ký cho người dưới 18 tuổi tham dự pháp đàm.

Nếu bạn là người hoàn toàn chưa biết gì về sự thực tập chánh niệm, bạn vẫn có thể tham gia khóa tu này. Đối với người đã từng có kinh nghiệm thực tập thì khóa tu này sẽ giúp cho sự thực tập của bạn tươi mới và sâu sắc hơn. Đây là một cơ hội rất quý để bạn tiếp xúc trực tiếp với Tăng thân – một cộng đồng tâm linh thực tập chánh niệm và có cơ hội gặp gỡ những người có cùng tâm nguyện tu học giống mình.

Bạn nên xem kỹ thời khóa biểu trong khóa tu này. Nếu sắp xếp được công việc cá nhân và có mặt trọn vẹn cho các thời khóa, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham dự khóa tu.
Nếu không thể, bạn cũng nên hẹn một dịp khác tham gia để được thảnh thơi hơn trong sinh hoạt cũng như tu tập.  Và để dành cơ hội này cho các bạn khác tham dự. 

Tất cả các thời khóa sẽ được hướng dẫn bằng tiếng Việt.

https://159.223.73.115/